Công trình không thích hợp để giữ bản quyền Wikipedia:Phạm vi công cộng

Tóm tắt: Các công trình thuộc Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, hoặc nội dung không mang tính sáng tạo

Công trình của chính phủ Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, công trình của chính quyền liên bang là không thích hợp để bảo hộ bản quyền (17 USC 105). Không rõ điều này có được áp dụng trên toàn thế giới hay không, xin xem Danh sách hỏi đáp thường gặp về Bản quyền của CENDI và thảo luận về điều này tại LibraryLaw Blog.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là nhiều tài liệu ở các trang web *.gov và *.mil, cũng như các tài liệu ở một số trang web *.us (như các trang của Sở Kiểm lâm Hoa Kỳ), là thuộc phạm vi công cộng. Xin hãy chú rằng không phải tất cả những tài liệu như vật đều thuộc phạm vi công cộng, vì:

  • Các trang web của chính phủ Hoa Kỳ cũng có thể sử dụng những công trình có giữ bản quyền; hoặc họ đã được quyền sử dụng nó hoặc được dùng dưới điều khoản "sử dụng hợp lý". Nói chung, những công trình có bản quyền như vậy trên các trang web của chính phủ liên bang Hoa Kỳ và những cơ quan của nó sẽ được ghi rõ tại đó. Một ví dụ là "triển lãm ảnh của những người đã viếng thăm" tại trang web Sở Công viên Quốc gia Hoa Kỳ: trừ phi các hình có chú thích là đã được những người đăng tải đưa vào phạm vi cộng, còn không những hình này đều có bản quyền thuộc về người chụp, và họ là những khách đã từng viếng thăm công viên quốc gia, chứ không phải nhân viên của Công viên.
  • Một số chính quyền tiểu bang Hoa Kỳ cũng dùng trang web có tên miền *.gov. Chính quyền tiểu bang và địa phương thường thực sự giữ bản quyền đối với công trình của họ. 17 USC §105 chỉ đặt những tài liệu liên bang vào phạm vi công cộng.[3]
  • Những công trình do đấu thầu được sản xuất theo mệnh lệnh của chính phủ Hoa Kỳ có vẻ đều có bản quyền. Những thứ tiêu biểu như bất kỳ tài liệu nào từ các phòng nghiên cứu. Ví dụ như Phòng nghiên cứu Quốc gia Oak Ridge được điều hành theo một hợp đồng với Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nhưng điều này không có nghĩa là công trình do họ làm ra là "công trình của chính phủ liên bang". Những công trình của Phòng thí nghiệm đều giữ bản quyền, và chính phủ Hoa Kỳ được họ cho phép không độc quyền quyền sử dụng, ấn bản, và cho phép tái ấn bản các công trình như vậy. Các điều khoản chính xác thay đổi tùy theo từng phòng thí nghiệm, nhưng nói chung, việc tái sử dụng mang tính thương mại của công trình này đều bị cấm.[4]
  • Thậm chí chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng có thể giữ tác quyền, nếu người giữ bản quyền gốc gán cho hoặc chuyển giao bản quyền cho chính quyền Hoa Kỳ. Một ví dụ đáng chú ý về điều này là mặt phải của đồng dollar Sacagawea, mà người thiết kế ra nó, Glenna Goodacre, đều giữ bản quyền trước khi bà chuyển mẫu thiết kế và bản quyền của nó cho Sở đúc tiền Hoa Kỳ.[5]

Theo luật Hoa Kỳ, bản thân bộ luật và các quy định điều lệ vẫn tạo ra các trường hợp đặc biệt. Tất cả những đạo luật, bộ luật, và điều chỉnh bắt buộc hiện tại hoặc trước kia do chính phủ ban hành ở bất kỳ cấp nào và bản lưu công cộng của bất kỳ vụ kiện tòa án nào cũng đều thuộc phạm vi công cộng. Điều này áp dụng cho những luật được ban hành ở các tiểu bang và cộng đồng dân cư mà theo lệ thường họ sẽ tuyên bố bản quyền đối với công trình của họ. Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã diễn giải điều này áp dụng cho tất cả những "sắc lệnh của chính phủ" cả nội địa lẫn đối ngoại.[6]

Chú ý rằng những chính phủ của các quốc gia khác có thể giữ bản quyền; trên thực tế, phần lớn họ thực hiện điều này và công trình của họ do đó đều được bảo hộ bản quyền. Vào cùng thời điểm, nhiều quốc gia tuyên bố những sắc lệnh như phán quyết của luật và tòa án là ngoại lệ của bản quyền. Những ngoại lệ như vậy thường được định nghĩa hẹp và không thể được phân tích để thành ra "bất kỳ ấn phẩm nào của văn phòng chính phủ".

Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã làm rõ rằng các công trình của Sở Bưu chính Hoa Kỳ, của chính quyền Quận Columbia, hoặc của chính quyền Puerto Rico không phải "công trình của chính phủ Hoa Kỳ" và do đó là đối tượng để giữ bản quyền. Hơn nữa, những công trình của Liên Hiệp Quốc hoặc những cơ quan của nó hay của OAS đều là đối tượng giữ bản quyền.[7] Đối với Liên Hiệp Quốc, xem Các công trình của Liên Hiệp Quốc để xem các ngoại lệ quan trọng: một số tài liệu của LHQ thực sự thuộc phạm vi công cộng.

Tác phẩm không có tính sáng tạo

Tóm tắt: Sự thật đơn thuần thuộc phạm vi công cộng. Tác phẩm phải cho thấy đủ tính sáng tạo con người thì mới thích hợp để giữ bản quyền.

Loại công trình thứ hai mà nói chung không thể được bảo hộ bản quyền đó là những công trình không (hoặc không rõ ràng) chứa nội dung mang tính sáng tạo: chúng không vượt qua được ngưỡng tính chất gốc. Ở Hoa Kỳ, ví dụ cổ điển đó là danh bạ điện thoại. Những tên và con số trong đó, theo như học thuyết về từng vụ kiện (ví dụ Feist v. Rural), là "những sự thật được khám phá", chứ không phải là kết quả của sự biểu diễn hoặc đánh giá mang tính sáng tạo. Hoa Kỳ đã công khai từ chối vị thế rằng những nỗ lực trong việc khám phá ra sự thật có thể thay đổi tính bảo hộ của nó. Do kết quả của vụ kiện này, địa chỉ, số điện thoại, phần lớn dữ liệu khoa học, tỷ số thể thao, kết quả của cuộc trưng cầu, và những sự thật tương tự khác đều nằm ngoài phạm vi bảo hộ bản quyền.

Trong khi những sự thật này bản thân chúng là ngoại lệ, những yếu tố sáng tạo khác trong những bản tổng hợp sự thật có thể bảo đảm một số bảo hộ bản quyền. Ví dụ, Eckes v. Card Prices Update đã cho thấy sự lựa chọn sự kiện nào để đưa vào danh sách cụ thể, khi thực hiện xong nhờ vào hành động sáng tạo, có thể có được sự bảo hộ thậm chí khi những yếu tố cá thể không được bảo hộ. (Xem thêm 17 USC 103(b).) Hiệp ước Bản quyền WIPO là một hiệp ước quốc tế đi theo quan niệm này; nó cũng đã được Liên minh châu Âu (EU) đưa vào trong Hướng dẫn Cơ sở dữ liệu EU, một sự bảo hộ sui generis sẽ cấm bất kỳ sự "rút trích" hoặc "tái sử dụng" cụ thể về thông tin từ cơ sở dữ liệu được tạo ra nhờ những nỗ lực đáng kể. Trong tất cả những trường hợp này, bản quyền là đối với toàn bộ cơ sở dữ liệu, có nghĩa là sự lựa chọn nên bộ sưu tập đó. Từng cá thể đơn lẻ trong những cơ sở dữ liệu như vậy vẫn có bản quyền riêng của chúng, và có thể đã hết hạn.

Tương tự, mặc dù dữ liệu khoa học thường nằm ngoài bản quyền, những con số và phong cách trình bày cụ thể được dùng để diễn tả dữ liệu đó trong đa số trường hợp sẽ được giữ bản quyền. Cũng như thế, trong một số trường hợp các sự kiện này là ngoại lệ của bản quyền nhưng vẫn còn được bảo hộ do luật sáng chế.

Bức vẽ này được tạo ra bởi con tinh tinh "Congo" và do đó không được giữ bản quyền. Hình chụp bản vẽ này cũng không thể giữ bản quyền theo quy luật của vụ Bridgeman v. Corel.

Một loại khác của công trình phi sáng tạo mà không được phép công bố bản quyền ở Hoa Kỳ đó là những gì là kết quả của quá trình tái tạo cơ khí. Theo như vụ Thư viện Nghệ thuật Bridgeman kiện Công ty Corel, một bức hình tái tạo đơn giản của một tác phẩm hai chiều không tạo nên bản quyền mới cho bức ảnh đó được. Nhiều quốc gia khác (nhưng không phải tất cả!) cũng thừa nhận không thích hợp để giữ bản quyền đối với những bức ảnh tái tạo từ các công trình hai chiều thuộc phạm vi công cộng.

Thông thường đối với tất cả các trường hợp này đó là chỉ có tác phẩm do con người tạo ra mới thích hợp để giữ bản quyền.[8] Những tác phẩm do thú vật (như một bản vẽ do một con tinh tinh vẽ nên) hoặc máy móc tạo ra (như spam bất hợp pháp) là không thể giữ bản quyền, mặc dù trong trường hợp những bản vẽ do chương trình máy tính tạo nên, bản thân chương trình dĩ nhiên có thể có bản quyền. Trong những trường hợp nhất định, thậm chí những tác phẩm đồ họa do chương trình máy tính tạo nên có thể có bản quyền; xem ví dụ Stern Electronics, Inc. kiện Kaufman.

Bản mô tả chi tiết (bao gồm biểu đồ) trong các đơn bằng sáng chế ở Hoa Kỳ được "phát hành vào phạm vi công cộng" theo như Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ. Các phần của nó có thể chứa những thông báo không bắt buộc của bản quyền © hoặc bảo hộ công trình giấu kín Ⓜ, nhưng người nộp bằng sáng chế phải nói rõ trong văn bản của bản mô tả chi tiết rằng người chủ sở hữu trong những phần có bảo hộ đồng ý cho phép mọi người tạo ra bản sao tái tạo của những phần này của bản mô tả, còn không sẽ bảo hộ mọi quyền37 CFR § 1.71(e).

Tái tạo hình chụp, như một dạng tác phẩm phái sinh, có thể kế thừa bản quyền của tác phẩm gốc. Nếu tác phẩm nghệ thuật đó là thuộc phạm vi công cộng, thì bức hình đó cũng vậy. Tuy nhiên, nếu tác phẩm được mô tả là có bảo hộ bản quyền, thì mặc dù không có bản quyền độc lập của bức ảnh, nó không thể được xem là thuộc phạm vi công cộng vì quyền gốc vẫn có quyền lực để quản lý việc tái tạo tác phẩm của anh ta, trong đó có cả hình chụp, được tạo ra và phân phối như thế nào. Điều tương tự áp dụng cho hình ảnh được số hóa.

Cũng nên chú ý rằng ngoại lệ của những hình ảnh tái tạo chỉ nới đến tác phẩm nghệ thuật hai chiều ở Hoa Kỳ. Một bức ảnh bức tượng ba chiều có thể yêu cầu bảo hộ bản quyền thậm chí nếu như bản thân bức tượng là thuộc về phạm vi công cộng. Những quyền như vậy xuất phát từ sự sáng tạo liên quan đến việc đặt máy ảnh, ánh sáng, và những yếu tố biến thiên khác.

Ở Hoa Kỳ, Trích lược của Thực hành Văn phòng II của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ có những ví dụ riêng rẽ và các gợi ý về những điều kiện như thế nào thì một tác phẩm nào là có thể giữ được bản quyền.

Phông chữ

Tóm tắt: Các phông chữ co dãn được một cách chính xác được bảo hộ bản quyền như chương trình máy tính; kiểu chữ một cách chính xác có thể được bảo hộ bởi luật sáng chế mẫu vẽ, và, ở một số nước, theo cả luật bản quyền; việc sử dụng thực tế của kiểu chữ là không hạn chế, thậm chí nếu phông chữ được dùng là dựa một cách bất hợp pháp trêm một kiểu chữ có bảo hộ.

Theo luật Hoa Kỳ, kiểu chữ và những ký tự của chúng được xem là đối tượng vị lợi mà sự ích lợi của nó vượt quá bất kỳ quyền lợi nào có thể tồn tại để bảo vệ các yếu tố sáng tạo. Như vậy, kiểu chữ là ngoại lệ của bảo hộ bản quyền ở Hoa Kỳ (Bộ Quy định Liên bang, Ch 37, Sec. 202.1(e); Eltra Corp. kiện Ringer). Tuy nhiên, sự tuyên án này chỉ giới hạn trong Adobe kiện Southern Software, Inc., trong đó nó được quyết định là những phông chữ máy tính có thể co dãn, có nghĩa là, những hướng dẫn cần thiết để điều chỉnh kích thước kiểu chữ, cấu thành một "chương trình máy tính" đối với mục đích của luật bản quyền và do đó là đối tượng bảo hộ. Do đó (những) tập tin máy tính đi cùng với một bộ phông chữ co dãn được nói chung sẽ được bảo hộ ngay cả khi thiết kế cụ thể nào đó của chữ là không bảo hộ. Hơn nữa, sự trình bày theo điểm (ví dụ bitmap) của những ký tự trong một phông chữ co dãn không được bảo hộ theo luật bản quyền Hoa Kỳ. Theo phần 503.02(a) của Trích lục II, kiểu inkiểu viết bản thân chúng không được bảo hộ ở Hoa Kỳ. Dạng đối xử này của phông chữ không quá bất bình thường theo luật quốc tế, và phần lớn những luật khác không xem phông chữ là đối tượng để giữ bản quyền (với ngoại lệ đáng chú ý ở Vương quốc Anh, nhưng cũng chỉ bao gồm kiểu chữ đúng nghĩa, khi ví dụ chúng được dùng trong phông chữ, và không phải các dùng thực sự[9]). Tuy nhiên, kiểu chữ thực sự có thể được bảo hộ theo mẫu sáng chế thiết kế ở nhiều nước (hoặc tự động, hoặc sau khi đăng ký, hoặc phối hợp cả hai). Một ví dụ tiêu biểu là Liên minh châu Âu,[10] nơi việc bảo hộ tự động (mà không có đăng ký) sẽ hết hạn sau ba năm và có thể kéo dài (nếu đăng ký) lên 25 năm.[11]

Các khía cạnh quốc tế

Tóm tắt: Ngưỡng nguyên bản khác nhau tùy theo quốc gia.

Giống như thời hạn bản quyền, sự thích hợp để giữ bản quyền ngay từ lúc đầu hay không được điều khiển bởi luật của quốc gia. Công ước Berne, §5(2) nói rõ thế này

Việc hưởng và thực hành những quyền này [có nghĩa là, bản quyền] sẽ không là đối tượng của bất kỳ quy tắc nào; việc hưởng và thực hành như vậy sẽ phụ thuộc vào sự tồn tại của sự bảo vệ [bản quyền] tại quốc gia gốc của tác phẩm.

Nói cách khác: một tác phẩm mà không thể giữ bản quyền ở nước này (thậm chí nếu đó là quốc gia gốc) có thể vẫn có bản quyền ở những nước khác, nếu tác phẩm của họ là có thể giữ bản quyền ở đó. Một ví dụ là Hình:Christoph Meili 1997.jpg: hình này không thể giữ bản quyền ở quốc gia gốc (Thụy Sĩ) theo một phán quyết của Tòa án Tối cao Liên bang Thụy Sĩ. Tuy nhiên, sự thật là nó thỏa mãn tiêu chuẩn ở các quốc gia khác: nó đã vượt qua được ngưỡng nguyên bản ở Hoa Kỳ; và có thể cũng thích hợp để giữ bản quyền ở Liên minh châu Âu.

Ý tưởng đơn thuần, quy trình, phương pháp hoạt động hoặc các khái niệm toán học đúng nghĩa không thể bảo vệ bản quyền theo như điều 2 của Hiệp ước Bản quyền WIPO.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wikipedia:Phạm vi công cộng http://www.copyright.org.au/pdf/acc/InfoSheets/G02... http://www.city.vancouver.bc.ca/ctyclerk/archives/... http://www.parl.gc.ca/bills/government/C-32/C-32_4... http://www.lexum.umontreal.ca/conf/dac/en/sterling... http://www.baconsrebellion.com/Issues04/08-09/Dale... http://library.findlaw.com/1999/Jan/1/241476.html http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?c... http://www.ladas.com/BULLETINS/2004/0304Bulletin/M... http://blog.librarylaw.com/librarylaw/2004/09/copy... http://www.openflix.com/information/non-US-copyrig...